7 kinh nghiệm chuyển nhượng cầu thủ trong Football Manager

Chuyển nhượng là một trong những công việc thú vị nhất của một huấn luyện viên. Ngay khi vừa nhận quản lý một câu lạc bộ, một danh sách dài các cầu thủ ngôi sao, cầu thủ yêu thích, cầu thủ trẻ tiềm năng, cầu thủ giá rẻ… lập tức hiện ra trong đầu.

Hãy giữ bình tĩnh, dưới đây là 7 kinh nghiệm chuyển nhượng hay 7 điều cần cân nhắc và chú ý tới để có được một thương vụ chuyển nhượng thành công, cả về giá trị kinh tế lẫn hiệu quả về chiến thuật.

1. Chiều sâu đội hình

Mỗi vị trí trên sân nên có 1 cầu thủ dự bị. Tuy nhiên, không nên có quá nhiều cầu thủ trong đội bóng, có thể làm hỏng tinh thần của các cầu thủ.

Số lượng 25 cầu thủ là đủ, bạn cũng có thể chỉ sử dụng 2 thủ môn nếu muốn, bạn sẽ còn lại 23 cầu thủ đảm bảo cho yêu cầu chiến thuật của mình.

Hãy chú trọng đến các cầu thủ có vai trò quan trọng trong đội bóng. Chỉ nên có tất cả 11 cầu thủ Key PlayerFirst Team Player, đây là sẽ những cầu thủ được ra sân thường xuyên nhất của bạn. Những cầu thủ bạn không đảm bảo được thời gian ra sân của họ, hãy để vai trò của họ là Rotation (Xoay vòng) hay Backup (Dự phòng).

Các cầu thủ khi không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi được thi đấu cũng sẽ khiến bạn đau đầu. Vậy nên phòng trước vẫn là tốt nhất.

2. Cầu thủ Home Grown

Kiểm tra số lượng cầu thủ HG đủ để đăng ký đội bóng tham gia các giải đấu hay không để tránh việc bạn phải giảm số cầu thủ của mình để việc đăng ký được hợp lệ. Điều này sẽ khiến bạn gặp rủi ro khi đội bóng của mình có nhiều cầu thủ chấn thương.

Home Grown Status bao gồm:

  • Trained in Nation: Cầu thủ được đào tạo tại một quốc gia nào đó trong 3 năm trong khoảng sinh nhật 15-21 tuổi
  • Trained at Club: Cầu thủ được đào tạo tại một câu lạc bộ nào đó trong 3 năm trong khoảng sinh nhật 15-21 tuổi

3. Transfer Listed và Listed For Loan

Transfer Listed

Kinh nghiệm chuyển nhượng - Transfer Listed

Những cầu thủ ở trong danh sách này không hoàn toàn là những cầu thủ bỏ đi, mà có thể là do không còn được trọng dụng hay không còn phù hợp với yêu cầu chiến thuật của huấn luyện viên. Hoặc cũng có thể là do cầu thủ này muốn ra đi và yêu cầu câu lạc bộ đưa tên mình vào danh sách chuyển nhượng.

Dù là lý do nào thì những cầu thủ này cũng thường sẽ có giá trị chuyển nhượng rẻ hơn hoặc nếu không thì cũng là cơ hội dễ dàng nhất để bạn có được những bản hợp đồng chất lượng mà không phải kì kèo nhiều.

Listed For Loan

Listed For Loan

Những cầu thủ nằm trong danh sách cho mượn thường là những cầu thủ trẻ, chưa có cơ hội thể hiện khả năng và cần được bổ sung kinh nghiệm thi đấu.

Những cầu thủ khác trong danh sách này có thể thuộc cả nhóm Transfer Listed. Tuy nhiên, “cũ người mới ta”, tùy vào từng đội bóng, bạn hoàn toàn có thể có được cầu thủ trong đội hình xuất phát hoặc cầu thủ dự bị chất lượng với chi phí thấp.

4. Sử dụng Scout và Suggest Terms

Khi bạn để ý tới một cầu thủ nào đó, đừng vội vàng ra quyết định, hãy cử Scout đi tìm hiểu (Đủ 100% càng tốt). Báo cáo của Scout có thể chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của từng cầu thủ cũng như mức giá chuyển nhượng mà câu lạc bộ chủ quan có thể yêu cầu.

Scout Report

Make Enquiry hoặc Suggest Terms là cách trực tiếp nhất để thương thảo về chi phí chuyển nhượng một cầu thủ với câu lạc bộ chủ quản. Hãy để họ chủ động đưa ra số tiền họ mong muốn, bạn có thể dựa vào đó để trả giá sao cho phù hợp.

Suggest Terms

5. Cầu thủ chỉ còn 12 tháng hợp đồng

Đây là những miếng mồi ngon mà huấn luyện viên nào cũng mong muốn có được, dù có phải chờ đợi. Hãy để mắt tới danh sách những cầu thủ sắp hết hạn hợp đồng này ngay từ khi mùa giải bắt đầu.

Expiring Contracts

Đến khi hợp đồng chỉ còn 6 tháng là bạn có thể liên hệ cầu thủ trong danh sách này và cùng ngồi vào bàn thảo luận một bản hợp đồng mà không cần mất một số tiền lớn và thời gian mặc cả rồi.

6. “Backup” thay vì “Not Needed”

Offer To Clubs

Thường khi muốn bán một cầu thủ nào đó, các huấn luyện viên có xu hướng sử dụng chức năng Offer To Clubs (Gửi lời mời chào tới các câu lạc bộ khác). Mặc định ở chức năng này sẽ đẩy cầu thủ vào danh sách cầu thủ bị thất sủng bởi câu lạc bộ, hay còn gọi là Not Needed. Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng tống khứ cầu thủ bạn không cần, nhưng cũng có thể có tác dụng ngược lại, và hơn thế nữa là giảm giá trị cầu thủ này xuống rất nhanh.

Thay vì làm như vậy, bạn có thể chuyển trạng thái cầu thủ này xuống Backup, tức là cầu thủ dự bị của dự bị. Bằng cách này, bạn cũng ra tín hiệu cho các đội bóng khác rằng cầu thủ này sẽ không có nhiều cơ hội được ra sân. Nếu có thể, thỉnh thoảng hãy cho cầu thủ đó ra sân một vài trận không quan trọng nhằm làm cho giá trị chuyển nhượng của anh ta không bị sụt giảm nghiêm trọng, và làm màu với các đội bóng khác để thu hút sự quan tâm.

Backup

Chờ đợi và bạn sẽ không phải quá tiếc nuối vì phải bán với giá quá bèo, mà lại có thêm ngân sách cho các thương vụ khác.

7. Sử dụng Genie Scout

Sử dụng Genie Scout hoặc các phần mềm hỗ trợ khác nếu bạn không thật sự tin tưởng vào bản thân hoặc quá cẩn trọng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, các phần mềm cũng chỉ có thể chỉ ra giá trị tương đối, việc quan trọng vẫn là bạn trực tiếp đề nghị và thương thuyết.

Bạn có thể tải về phần mềm này tại FMScout.

Chuyển nhượng là một phần quan trọng nhưng cũng sẽ gây ra nhiều rắc rối khi không có kế hoạch sử dụng cầu thủ rõ ràng. Nó có thể ảnh hưởng tới lối chơi và sự kết dính của đội bóng. Những bản hợp đồng đắt giá có thể mang tới sự thay đổi tức thời, nhưng có thể lại không kéo dài được lâu.

Hãy lấy Arsenal là một ví dụ, khi họ có Santi Cazorla tới, anh trở thành tâm điểm của đội bóng. Vụt sáng rồi lại tắt. Rồi Ozil tới, tình trạng tương tự. Welbeck chuyển sang Emirates với rất nhiều lời ca ngợi. Và giờ đến lượt Alexis Sanchez.

Cầu thủ quan trọng, nhưng sự thành công của đội bóng còn nằm ở nhiều yếu tố khác cộng lại.

Chúc các bạn có những thương vụ thành công với những kinh nghiệm chuyển nhượng trên!

Bài khác bạn nên đọc

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.