Chỉ đạo ngoài đường biên

Team Talk (Nói chuyện với toàn đội bóng) là tính năng cho phép Huấn luyện viên tương tác với đội bóng của mình. Huấn luyện viên có thể lên dây cót tinh thần cho các cầu thủ của mình trước khi vào trận đấu, khích lệ các cầu thủ khi tới giờ nghỉ giữa 2 hiệp đấu, cũng như thể hiện sự không hài lòng với màn trình diễn của các học trò của mình nếu như kết quả trận đấu không như mong đợi.

Touchline Team Talk

Từ FM15, Team Talk sẽ trở nên thực tế hơn nữa với sự giới thiệu một tính năng mới Touchline Team Talk (Chỉ đạo ngoài đường biên), một việc gần như không thể thiếu với các huấn luyện viên, theo sát diễn biến trận đấu, chỉ đạo lối chơi, điều khiển chiến thuật, nhắc nhở hay khích lệ các học trò thi đấu đúng theo đấu pháp, yêu cầu các cầu thủ dồn lên tấn công nhiều hơn khi chưa có được bàn thắng, hay lui về phòng ngự để bảo vệ kết quả có lợi cho đội bóng.

Touchline Team Talk sẽ cho phép bạn làm điều đó từ Football Manager 2015. Các huấn luyện viên cũng có thể chỉ đạo từng cá nhân trong đội bóng khi cần thiết bằng những lời chỉ đạo cụ thể dưới đây:

Chỉ đạo dùng chung cho cả đội bóng và từng cá nhân

  • Encourage: Khích lệ các cầu thủ của bạn và thúc đẩy tinh thần của họ
  • Calm Down: Chỉ đạo cầu thủ thi đấu bình tĩnh để tránh dính thẻ vàng và thẻ đỏ.
  • Get Creative: Để cho các cầu thủ tự do thi đấu sáng tạo nhằm tạo ra cơ hội ghi bàn
  • Concentrate: Nhắc nhở các cầu thủ thi đấu tỉnh táo và tập trung vào trận đấu và nhiệm vụ của mình
  • Show Some Passion: Yêu cầu các cầu thủ thi đấu nhiệt huyết hơn và hết mình vì màu áo câu lạc bộ
  • No Pressure: Khích lệ các cầu thủ thư giãn với hy vọng họ thi đấu trong trạng thái thoải mái, không cần quá lo lắng.
  • Demand More: Yêu cầu các cầu thủ thi đấu chăm chỉ hơn.

Chỉ đạo chỉ dành cho đội bóng

  • Tighten Up: Chỉ đạo các cầu thủ tập trung phòng ngự
  • Push Forward: Chỉ đạo các cầu thủ tập trung tấn công

Thái độ khi chỉ đạo ngoài đường biên

Tương tự như Team Talks, có 6 thái độ hay ngôn ngữ cơ thể bạn có thể thể hiện với các cầu thủ đó là:

  • Assertively – Quyết đoán
  • Agressive – Mạnh mẽ (Thái độ tiêu cực)
  • Cautious – Thận trọng
  • Reluctantly – Do dự
  • Calm – Bình tĩnh
  • Passsionate – Nhiệt huyết

Tùy vào việc bạn muốn thể hiện mình như thế nào trước mặt các cầu thủ, bạn có thể lựa chọn yếu tố cảm xúc phù hợp. Kinh nghiệm cá nhân của mình thì nên chọn CalmAssertively (Những thái độ tích cực) để tránh đem cảm giác nặng nề, tiêu cực thêm cho các cầu thủ.

Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo ngoài đường biên

– Khích lệ tinh thần các cầu thủ (Encourage) khi đội bóng ghi bàn thắng sớm hoặc đang thi đấu tốt.

– Khi đội bóng thi đấu chưa hiệu quả, hoặc chưa ghi được bàn thắng, nhưng thời gian còn nhiều, các Huấn luyện viên nên chọn cách khích lệ các học trò (Encourage). Hoặc bạn cũng có thể khuyến khích các cầu thủ thi đấu sáng tạo (Get Creative), nhằm tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn.

Tiếp đó, nếu muốn đội bóng thi đấu chăm chỉ hơn, các bạn có thể chọn Demand More.

– Nếu các cầu thủ của bạn tỏ ra khá ỳ ạch, chủ quan, và thậm chí bị đối phương dẫn trước, trong khi màn trình diễn không tương xứng với thực lực của đội bóng, hãy chỉ đạo Demand More hoặc mạnh hơn là Show Some Passion để thúc giục các cầu thủ thi đấu nhiệt tình hơn.

– Khi có bàn thắng dẫn trước, nhưng cách biệt chưa lớn, hoặc cũng có thể là thời gian không còn nhiều, đối phương dồn ép tấn công nhiều hơn, hãy nhắc các cầu thủ thi đấu tập trung hơn (Concentrate).

No Pressure, sử dụng khi bạn là đội bóng nhỏ, yếu phải thi đấu với một đội bóng lớn, mạnh. Chỉ đạo này khích lệ các cầu thủ chơi với tinh thần thoải mái, không cần thiết phải “lo sợ” về kết quả.

– 2 Chỉ đạo còn lại là Tighten UpPush Forward hiển nhiên sẽ được sử dụng để nhấn mạnh các cầu thủ nên tập trung vào Phòng thủ hay Tấn công. Nhưng hãy lưu ý để đội hình thi đấu cân bằng nhất, tránh việc lo về thủ sớm khi khoảng cách bàn thắng là không lớn, dễ bị thủng lưới, dẫn đến hối hận về sau. Điều này cũng tương tự như việc dồn lên tấn công để hổng khoảng trống cho đối phương, hoặc bị tổ chức phản công sẽ không kịp khống chế.

Có vẻ như là chúng ta chờ đợi chức năng này từ rất lâu, nhưng khi đã có thì việc áp dụng nó như thế nào cho hiệu quả lại không phải là vấn đề đơn giản. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi phát biểu trên sân để có được hiệu ứng tốt nhất nhé!

Chúc các bạn Huấn luyện viên quản lý vui vẻ!

Bài khác bạn nên đọc

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.